Chùa Hưng Long tọa lạc tại thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ngày nay, trước đây còn có tên gọi là chùa Long Hưng, chùa Hưng Hóa, chùa Nhót, chùa Phù Liệt, chùa Đông Phù, được khởi dựng năm 1011, năm Thuận Thiên thứ 2 (Tân Hợi) do vua Lý Thái Tổ ban chiếu và cấp tiền xây dựng. Chùa có kiến trúc “nội công ngoại quốc, tiền Phật hậu Thánh”.
Đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) và Hoàng hậu Thượng Dương đã hạ sinh được nhị vị công chúa là Lý Từ Thục và Lý Từ Huy. Đến tuổi trưởng thành, nhị vị công chúa đã về chùa Hưng Long xuất gia đầu Phật và thu thần thị tịch tại Lăng Liên Hoa vào ngày 15 tháng 3 năm Ất Hợi, niên hiệu Hội Phong thứ 4, (1095) đời vua Lý Nhân Tông với đạo hiệu Đại Thánh Bồ Tát Lý Từ Thục và Đại Thánh Bồ Tát Lý Từ Huy, nhân dân địa phương thường gọi là Nhị vị Bồ Tát.
Hàng năm vào ngày 14,15 và 16 tháng 3 âm lịch, nhân dân các làng Đông Phù, Đông Trạch, Mỹ Ả, Chanh Khúc, Văn Uyên, Tương Trúc, Tự Khoát, Mỹ Liệt và Ninh Xá tổ chức mở hội tri ân công đức của nhị vị Bồ Tát đã có công hướng dẫn dạy nhân dân trong vùng làm nghề ruộng và nghệ thủ công.
A La Hán là hiện thân của sự giác ngộ trong thời Phật giáo Nguyên thủy. Khác với hình ảnh của Bồ Tát, hiện thân của Phật giáo Đại thừa của thời hậu thế là hình ảnh được nhấn mạnh với mục đích giải thoát mọi chúng sinh. A-la-hán là các vị đã giải thoát 10 trói buộc thế gian như: ngã kiến, nghi ngờ, chấp đắm giới luật, tham, sân hận, sắc tham, vô sắc tham, kiêu mạn, hồi hộp không yên (trạo), vô minh. A-la-hán được xem là người đã từ bỏ ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát.
No comments:
Post a Comment