Search This Blog

Tuesday, February 4, 2014

Chùa Bảo Tháp - nơi có 3 người tu thành Phật

Bảo Tháp tự là một ngôi chùa cổ tên thường gọi là chùa Bồ Tát, thuộc địa phận thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ngôi chùa được xây dựng từ cuối đời nhà Lý do vị hoàng thân nhà Lý là Lý Thầm (con vua Lý Cao Tông, chú của Lý Chiêu Hoàng) đến lập am và tu.
 
Chùa Bảo Tháp là một quần thể kiến trúc khá rộng lớn, trải dài bên khu đất thoáng mát bên bờ sông Nhuệ.
Tam quan chùa là một tòa nhà ba gian, liền phía trước hai tường hồi là hai cột trụ trên đỉnh được trang trí hình con nghê. Qua tam quan vào sân chùa, trong có hai bảo tháp lớn hình bát giác ba tầng.
Qua sân đến nhà tiền đường, đầu hồi là hai cột trụ lớn trên đỉnh trụ đắp hình bốn chim phượng. Bờ nóc nhà tiền đường được trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các góc mái trang trí hình con ly. Trên khung nhà tiền đường được trang trí cảnh Đường Tăng đi thỉnh kinh cùng ba đồ đệ. Sát tường hậu và tiền đường có xây bệ thờ đức Thánh Hiền và đức Chúa Ông.
Ở hai bên tiền đường đặt tượng thờ các vị Thập điện Diêm vương, La Hán, Hành Giả, Quan Âm Nam Hải và Quan Âm tọa sơn. Nằm hai bên đầu thượng điện một sân hẹp là nhà phương đình tám mái với bộ khung chạm khắc hình rồng mây, ly, quy, phượng là nơi thờ vị sư tổ Hồ Bà Lam.
Khánh đồng đúc thời Thiệu Trị (1843)
Đến năm 1328 thời nhà Trần, có vị cao tăng Hồ Bà Lam đến tu. Ông là hoàng thân nhà Hồ, khi tu ở chùa ngoài việc tụng kinh niệm Phật còn đi thu nhận những trẻ mồ côi, cô nhi, quả phụ về chùa nuôi dưỡng. Nhân dân đương thời ca ngợi, tôn Ngài là Bồ Tát sống.
Người thứ ba đến tu tại chùa chính là bà Minh Từ Hoàng Thái hậu Hồ Thuận Nương (Lê thị ?) (cô ruột của Hồ Quý Ly). Bà người huyện Diễn Châu, Nghệ An, lấy vua Trần Minh Tông, sinh ra hai con đều làm vua (Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông). Bà về đây để tránh nạn giặc Chiêm, từ khi trông coi chùa Bảo Tháp, trong hơn ba năm, bà tu sửa chùa, lại xây thêm chùa Phúc Khê.
Tại nơi đây còn giữ được nguyên bản 32 đạo sắc (chủ yếu của miếu Minh từ) ngọc phả, bia đá năm Quang Thái thứ 3 thời Trần Thuận Tông, bia “Mộc Bản” khắc năm Bảo Thái thứ hai, chuông đồng đúc thời Gia Long, khánh đồng đúc thời Thiệu Trị...
  
Em rất thích khóa :D
Cây tre rất to

Bài trước: Chùa Phúc Lâm - một di tích thời Hậu Lê

No comments:

Post a Comment

Popular Now